Tags:

dịch COVID-19

Trong các chính sách để hồi phục kinh tế do tác động tai hại của dịch bệnh, các chuyên gia khuyến cáo cần chú ý tới tính bền vững trong bối cảnh “sống chung với COVID-19”, thay vì tập trung theo hướng “ứng phó với COVID-19” và chỉ tập trung tháo gỡ khó khăn do tác động của đại dịch.

Cần có cơ chế để mặt hàng hải sản tiếp cận tốt hơn với thị trường TP HCM trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp

Những ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính Phủ, công nhân tại các nhà máy chế biến thủy sản vẫn đang hoạt động bình thường để đảm bảo tiến độ giao hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, trước diễn biến mới của đại dịch Covid-19, công nhân nhà máy được trang bị bảo hộ an toàn và quản lý tốt cán bộ, nhân viên người lao động qua hệ thống khai báo y tế hàng ngày, nhằm đảm bảo ngăn ngừa dịch bệnh, ổn định sản xuất lâu dài.

Dịch Covid-19 trong nước đã và đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, làm biến động giá các mặt hàng thuỷ sản như tôm, cua... Một số chợ đầu mối đóng cửa, lượng hàng hoá tiêu thụ nội địa dồn về các nhà máy gây ứ đọng, thương lái giảm mua và giảm giá, làm cho giá tôm biến động bất thường. Một số ít hộ nuôi tôm lo lắng không bán được tôm nên thu hoạch sớm, cả khi tôm chưa đến kỳ thu hoạch.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Quảng Ngãi gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt tại các vùng đang cách ly y tế.